Những bệnh cần được lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi

– Bệnh về tiêu hóa: Cho ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ; cho ăn nóng. Chống táo bón và đi lỏng. Khi đi ngoài phân lỏng cần bồi phụ nước – điện giải bằng uống Oresol. Cho ăn thức ăn dễ tiêu.
Tới tuổi 60, đã có nhiều sự thoái hóa trong cơ thể. Gan còn lại 1.000 g (gan người trưởng thành nặng 1.500 g); thận từ 170 g còn 100 g; các bắp cơ mất tính đàn hồi và sức co; trong cơ tim có hiện tượng mỡ hóa các thành mạch máu, lắng đọng cholesterol gây nhiều rối loạn về huyết động; mô phổi mất tính đàn hồi, khả năng hô hấp giảm và thông khí giảm.

Bình thường não nặng khoảng 1.400 g, ở người 85 tuổi chỉ còn 1.180 g. Tình trạng hưng phấn giảm làm mất cân đối giữa 2 quá trình ức chế và hưng phấn, khiến tính tình người già thay đổi, ít thích hoạt động, dễ bị rối loạn giấc ngủ, số lượng nước trong cơ thể mất nhanh…


Để có kiến thức sức khỏesức khỏe tình dục bạn đã biết cách? đến với website healthcare để được tư vấn sức khỏe nam giớisức khỏe nữsức khỏe tuổi giàsức khỏe trẻ em bạn nhé!!!

Do đặc điểm của cơ thể khi có tuổi nên bệnh tật thường có nhiều diễn biến khó lường và tiên lượng xấu. Vì vậy, việc chăm sóc người bệnh cao tuổi có tầm quan trọng đặc biệt, trong đó cần lưu ý:

– Bệnh về hô hấp: Người bệnh khó thở nhiều nên phải đặt ở tư thế thuận tiện nhất cho việc thông khí. Để ngồi hoặc nửa nằm nửa ngồi ở chỗ mát, thoáng khí cho dễ thở. Mặc đủ ấm. Nếu người bệnh ho không khạc đàm ra được, cho uống thuốc long đờm như Acetylcysteine, Bromhexin. Cần lưu ý tầm quan trọng của chế độ ăn uống, cho ăn nhiều bữa nhỏ, bảo đảm đủ nước uống. Sau khi khỏi bệnh, cần tập thở dưỡng sinh (thở bụng) hay thở đều, sâu.

– Bệnh tim mạch – thận: Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi về thể chất cũng như tinh thần. Đặt nằm đầu gối cao, cho ăn nhẹ, dễ tiêu, tránh táo bón bằng chế độ ăn nhiều chất xơ như rau củ, khoai lang… và uống nhiều nước. Khi bị táo bón có thể dùng thuốc nhuận tràng như Duphalac theo chỉ định của bác sĩ. Đối với bệnh thận, cần giữ cho cơ thể được cân bằng nước – điện giải. Theo dõi nước tiểu về lượng, màu sắc.

– Bệnh về tiêu hóa: Cho ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ; cho ăn nóng. Chống táo bón và đi lỏng. Khi đi ngoài phân lỏng cần bồi phụ nước – điện giải bằng uống Oresol. Cho ăn thức ăn dễ tiêu.

– Bệnh cơ – xương – khớp: Luyện tập bằng cách vận động là biện pháp hàng đầu. Sử dụng vật lý liệu pháp như hồng nhiệt, suối nóng, tắm khoáng, xoa bóp… Do người bệnh bị loãng xương ít nhiều nên có nguy cơ gãy xương, nhất là gãy cổ xương đùi, vì vậy cần phải để phòng té ngã. Trong trường hợp bị gãy xương, sau giai đoạn liền xương nên tập luyện lại ngay.

Đối với các bệnh lý cơ, cần xoa bóp đều đặn để tránh teo cơ cứng khớp. Nói chung, đối với bệnh lý cơ-xương-khớp cần có chế độ luyện tập phù hợp.

– Bệnh lý buộc phải nằm lâu: Nằm lâu rất dễ gây loét mục ở các vị trí tì đè xương. Nên dùng nệm mềm; rửa da sạch sẽ, giữ da khô ráo. Cần đổi tư thế (trở mình) sau 30 phút.
Thời Trang
Bệnh Người Cao Tuổi
Bệnh Thường Gặp
Tư Vấn
Ẩm Thực

Nhận xét