Những bệnh trẻ em sẽ thường gặp vào mùa đông

Thông thường, bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Những trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà… rất dễ bị viêm phế quản.
1. Quai bị

Bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xuất hiện khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh và thường gia tăng cùng với các bệnh lây lan qua đường hô hấp. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường nước bọt bắn ra khi nói chuyện hoặc ho.

Khi mắc bệnh quai bị, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, sưng quai hàm và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt, thường là tuyến nước bọt mang tai, đôi khi là tuyến dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên.

Bệnh này không gây đau đớn nhưng khá nguy hiểm. Nó có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn (thường là một bên) đối với trẻ em trai; viêm buồng trứng đối với trẻ em gái và có thể dẫn tới vô sinh.
Để có kiến thức sức khỏesức khỏe tình dục bạn đã biết cách? đến với website healthcare để được tư vấn sức khỏe nam giớisức khỏe nữsức khỏe tuổi giàsức khỏe trẻ em bạn nhé!!!

Khi trẻ mắc bệnh nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn mềm, nhiều dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và chú ý tới khả năng nhai. Đắp khăn ấm vùng tuyến mang tai, mặc quần lót nâng cao dịch hoàn để giảm đau, giảm căng. Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.


2. Bệnh cảm cúm thông thường

Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa đông, thời tiết lạnh giá.

Trẻ bị cảm cúm thường có một số triệu chứng như mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi, chảy nước mũi có thể rõ ràng lúc đầu, nhưng sau đó thường trở nên đặc hơn và biến màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải vào mùa đông. (Ảnh minh họa)Khi bác sĩ đã kết luận trẻ chỉ bị cảm cúm thông thường thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng mà hãy cho trẻ uống đủ nước và không nên ép trẻ ăn quá nhiều với mục đích giúp cơ thể chóng khỏe trở lại. Thực ra, trong những ngày này, bộ máy tiêu hóa của trẻ còn mệt, không tiêu hóa được như thường ngày, chỉ cần cho trẻ uống sữa, cháo hay những đồ ăn dễ tiêu là được.

Các chuyên gia y tế cho rằng, vận động đều đặn kết hợp với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp nâng cao sức đề kháng để phòng chống bệnh cúm hiệu quả.

Cha mẹ nên giữ em bé tránh tiếp xúc bất cứ ai bị bệnh, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên của bệnh, tránh tiếp xúc nhiều người và các cuộc tụ họp công cộng với trẻ sơ sinh. Đồng thời, rửa tay trước khi ăn hay chăm sóc cho em bé.

3. Tiêu chảy

Tiêu chảy virus là một trong những bệnh phổ biến của trẻ trong mùa đông. Bệnh do rotavirus gây ra và thường chỉ kéo dài trong ba đến bảy ngày. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở lứa tuổi từ 3-24 tháng.

Khi thấy trẻ bị tiêu chảy, gia đình nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không ép trẻ ăn nhiều mà hãy để trẻ uống nước đầy đủ, dùng những dung dịch như Oresol để giúp bù lượng nước mất đi để cơ thể khỏi mất sức. Nếu thấy trẻ sốt cao, phân có máu, đàm, hoặc đau bụng nhiều cần đi khám bác sĩ gấp.

Cách phòng bệnh:

Để các bé ít mắc bệnh tiêu chảy, cần lưu ý đến các điểm sau:

– Ăn thực phẩm rửa sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường.

– Sử dụng nguồn nước sạch.

– Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.

– Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.

– Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.

4. Viêm phế quản

Thông thường, bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Những trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà… rất dễ bị viêm phế quản.

Triệu chứng thường gặp nhất là trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt cao. Ho ngày càng nhiều, thở khó, thở rít. Trường hợp nặng thì tím tái, lồng ngực bị rút lõm, cơn thở bị co kéo khó khăn, thậm chí ngừng thở. Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài trong 1-2 tuần, nếu được chăm sóc tốt sẽ khỏi hẳn. Nếu không, bệnh sẽ kéo dài trong nhiều tuần liền.

Muốn phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi để trẻ tăng cường kháng thể.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái; có biến chứng (suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…); có yếu tố nguy cơ trên nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm.

Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, thường xuyên giữ ấm trẻ (ấm ngực, chân tay; quần áo, tã lót ướt cần được thay ngay). Khi trẻ bị viêm họng hay viêm mũi, viêm amiđan, VA cần được điều trị kịp thời.
Sức Khỏe Mẹ Và Bé
Khỏe Đẹp
Y Học
Thuốc Cổ Truyền
Tin Tức

Nhận xét